Kích thước cửa sổ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi lựa chọn cửa sổ. Kích thước cửa sổ phù hợp sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng và an toàn cho ngôi nhà của bạn. Bài viết này của Koffmann sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước cửa sổ, các loại cửa sổ phổ biến và kích thước tiêu chuẩn, cách đo kích thước cửa sổ chính xác và những lưu ý khi lựa chọn kích thước cửa sổ.
Kích thước cửa sổ tiêu chuẩn theo phong thủy
Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước cửa sổ
Việc lựa chọn kích thước cửa sổ phù hợp với không gian sống và nhu cầu không phải là điều đơn giản, bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kích thước cửa sổ, cụ thể:
Diện tích phòng
Lý do kích thước cửa sổ cần phù hợp với diện tích phòng đó là vì để đảm bảo cân bằng và hài hòa cho không gian. Với những phòng có diện tích nhỏ, hạn chế, bạn nên chọn cửa sổ nhỏ hoặc vừa để tránh làm không gian trở nên chật chội và mất điểm nhấn. Đối với phòng có diện tích lớn bạn có thể lựa chọn phương án là cửa sổ lớn hoặc nhiều cửa sổ nhỏ. Phương án này đem lại cảm giác rộng rãi và thoáng mát cho căn phòng.
Chiều cao trần
Cửa sổ nên có chiều cao tương ứng với chiều cao trần để tạo nên sự cân đối cho tổng thể ngôi nhà. Nếu trần nhà cao, bạn nên chọn cửa sổ cao để tận dụng được ánh sáng tự nhiên và tạo ra sự sang trọng và đẳng cấp cho phòng. Nếu trần nhà thấp, bạn nên chọn cửa sổ thấp để tránh làm cho phòng trông thấp và bóng tối.
Hướng nhà
Kích thước cửa sổ và hướng nhà có mối quan hệ mật thiết với nhau, kích thước cửa sổ phù hợp với hướng nhà có thể tạo ra sự ấm áp và mát mẻ cho không gian. Nếu nhà hướng đông hoặc nam, bạn nên chọn cửa sổ lớn hoặc nhiều cửa sổ nhỏ, để đón được nhiều ánh sáng và nắng sớm, giúp cho phòng trở nên sáng sủa và tươi mới. Nếu nhà hướng tây hoặc bắc, bạn nên chọn cửa sổ nhỏ hoặc ít cửa sổ, để hạn chế được ánh nắng và nhiệt độ cao vào buổi chiều, giúp cho phòng trở nên mát mẻ và dễ chịu.
Ánh sáng tự nhiên
Một cửa sổ rộng vừa đủ có thể lấy ánh sáng tự nhiên tối đa, điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần sử dụng tới đèn điện, giúp bạn tiết kiệm chi phí điện cho ngôi nhà. Việc cần nhiều ánh sáng tự nhiên hay không còn phụ thuộc vào sở thích của gia chủ. Nếu gia chủ không thích có quá nhiều ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào thì nên chọn cửa sổ nhỏ để giảm cường độ sáng, tăng cường sự riêng tư và yên tĩnh cho căn phòng.
Kiến trúc và phong cách nội thất
Kích thước cửa sổ cũng phải phù hợp với kiến trúc và phong cách nội thất của ngôi nhà, để tạo ra sự đồng bộ và hài hòa cho không gian. Nếu ngôi nhà có kiến trúc và phong cách nội thất hiện đại, bạn nên chọn cửa sổ có hình dạng đơn giản và tối giản, như cửa sổ hình chữ nhật, cửa sổ trượt, cửa sổ quay, cửa sổ mở hất, cửa sổ xếp, cửa sổ lùa . Nếu ngôi nhà có kiến trúc và phong cách nội thất cổ điển, bạn nên chọn cửa sổ có hình dạng phức tạp và tinh tế, như cửa sổ hình tròn.
Các loại cửa sổ phổ biến và kích thước tiêu chuẩn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cửa sổ nhằm đáp ứng nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Dưới đây là một số kiểu cửa sổ phổ biến và kích thước tiêu chuẩn của chúng:
Các loại cửa sổ phổ biến và kích thước tiêu chuẩn
Cửa sổ trượt
Đây là loại cửa có các cánh cửa trượt trên các thanh ray, cho phép cửa sổ mở và đóng bằng cách trượt sang trái hoặc sang phải. Ưu điểm của cửa sổ trượt đó là tiết kiệm không gian, phù hợp với các phòng có diện tích nhỏ và không gian hạn chế.
Cửa sổ trượt rất thích hợp để lắp cho chung cư hoặc phòng ngủ. Vì vậy nếu đang quan tâm đến kích thước cửa sổ chung cư hay kích thước cửa sổ phòng ngủ thì dưới đây là những kích thước chuẩn của cửa sổ trượt:
Kích thước cửa sổ trượt 2 cánh
Chiều rộng Chiều cao |
1200 |
1300 |
1400 |
1800 |
1200 |
1200 – 1200 |
1300-1200 |
1400 – 1200 |
1800 – 1200 |
1400 |
1200 – 1400 |
1300-1400 |
1400 – 1400 |
1800 – 1400 |
1600 |
1200 – 1600 |
1300-1600 |
1400 – 1600 |
1800 – 1600 |
1800 |
1200 – 1800 |
1300-1800 |
1400 – 1800 |
1800 – 1800 |
Vì phòng ngủ là nơi dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn nên khi thiết kế cửa sổ bạn phải đặc biệt lưu ý đến kích thước cửa sổ phòng ngủ theo phong thủy, để tránh những ảnh hưởng xấu mà phong thủy đem lại.
Kích thước cửa sổ trượt 4 cánh
Kích thước cửa |
Kích thước ô cửa hoàn thiện |
Kích thước lỗ ban lọt lòng |
|||
Chiều cao |
Chiều rộng |
Chiều cao |
Chiều rộng |
Chiều cao |
Chiều rộng |
1795 |
2195 |
1800 |
2200 |
1275 |
980 |
Trên thị trường hiện nay, không khó để bạn bắt gặp những mẫu cửa sổ trượt với vật liệu chủ đạo là nhôm kính, nhờ vào sự tiện lợi mà chúng mang lại. Tuy nhiên, để bảo vệ tối đa cho nội thất của bạn, tôi muốn chia sẻ một gợi ý đặc biệt: hãy lựa chọn những loại kính đặc biệt có khả năng chống tác động của tia UV.
Một giải pháp độc đáo và hiệu quả là kết hợp kính chống tia UV với lớp cường lực, tạo nên không gian yên bình và an lành trong ngôi nhà của bạn. Điều này không chỉ giúp giữ cho không gian sống trở nên thoải mái mà còn bảo vệ nội thất khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và tia UV độc hại.
Cửa sổ quay
Đây là loại cửa có các cánh cửa quay xung quanh một trục cố định, cho phép mở hoặc đóng cửa bằng cách quay ra ngoài hoặc vào trong. Cửa sổ quay có ưu điểm là có thể mở toàn bộ cửa sổ, dễ dàng thông gió và vệ sinh, tuy vậy lại có hạn chế là chiếm không gian nếu mở cửa sổ quay vào trong, cần có chốt hoặc khóa để giữ cửa sổ khi đóng. Cửa sổ quay 2 cánh là loại phổ biến nhất với các kích thước tiêu chuẩn như sau:
Mở quay vào trong |
Mở quay ra ngoài |
||
Cao: 120cm |
Rộng: 120cm |
Cao: 120cm |
Rộng: 150cm |
Cao: 130cm |
Rộng: 130cm |
Cao: 130cm |
Rộng: 120cm |
Cao: 140cm |
Rộng: 140cm |
Cao: 140cm |
Rộng: 130cm |
Cao: 170cm |
Rộng: 150cm |
Cao: 170cm |
Rộng: 140cm |
Chọn vật liệu cho cửa sổ không chỉ là quyết định về tính thẩm mỹ. mà còn liên quan đến các yếu tố như ngân sách, môi trường xung quanh và sở thích cá nhân. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn lựa chọn chất liệu cho cửa sổ quay một cách thông mình:
- Nếu bạn ưu tiên tính thẩm mỹ và trang trọng, thì nên chọn cửa gỗ vì nội thất bằng gỗ luôn toát ra khí chất sang trọng cùng vẻ đẹp tự nhiên ấm cúng vốn có.
- Nếu bạn muốn lựa chọn vật liệu nhẹ nhàng và dể bảo trì, cửa nhôm hoặc UPVC là lựa chọn tốt nhất.
- Nếu bạn quan tâm đến khả năng cách âm. cửa sổ kết hợp với lớp kính cách âm có thể là sự lựa chọn phù hợp, đặc biệt nếu bạn sống gần khu vực ồn ào.
- Nếu bạn cần cửa sổ chắc chắn và an toàn, cửa thép là lựa chọn an toàn cho những chiếc cửa sổ của bạn. Bạn cũng có thể kết hợp với kính cách âm hay họa tiết vân gỗ để đáp ứng các nhu cầu cần thiết khác.
Nếu bạn cần cửa sổ chắc chắn và an toàn, cửa thép là lựa chọn tốt nhất
Cửa sổ mở hất
Cửa sổ mở hất là loại cửa sổ mở bằng cách hất cánh cửa lên, khi đóng thì kéo hạ xuống, cho phép hất lên một góc 45 độ. Loại cửa này có thể phù hợp với hầu hết tất cả các phòng trong nhà, từ phòng tắm, phòng ngủ hay là phòng khách. Đặc biệt loại cửa này rất phù hợp với phòng bếp. Nếu bạn đang tìm hiểu kích thước cửa sổ bếp thì dưới đây là một số gợi ý.
Thông thường cửa sổ hất 1 cánh, thường có kích thước như sau:
Chiều rộng: 470 mm - 610mm - 660mm - 850mm - 890mm - 1080mm - 1250mm - 1260mm
Chiều cao: 590mm - 620mm - 690mm - 880mm - 890mm - 1250mm - 1330mm - 1440mm
Các kích thước trên cũng có thể áp dụng cho cả kích thước cửa sổ phòng khách và kích thước cửa sổ phòng thờ. Tùy vào các loại cửa mà bạn linh hoạt lựa chọn kích thước cho phù hợp.
Một lưu ý nhỏ dành cho bạn đó là khi thiết kế cửa sổ cần quan tâm đến kích thước cửa sổ hợp phong thủy để không ảnh hưởng đến tài vận, may mắn của gia chủ.
Hướng dẫn cách đo cửa sổ chính xác
Trước khi đo kích thước cửa sổ, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ bao gồm thước đo và giấy bút để ghi lại các số đo, tránh trường hợp nhầm lẫn dẫn đến kích thước cửa không được chính xác.
Để đo kích thước cửa sổ chuẩn, bạn thực hiện như sau:
- Đo chiều rộng của cửa sổ ở ba vị trí: trên, giữa và dưới, sau đó ghi lại số đo nhỏ nhất.
- Đo chiều cao của cửa sổ ở ba vị trí: trái, giữa, phải và ghi lại số đo nhỏ nhất.
- Đo độ dày của cửa sổ bằng cách đặt thước dây vào mép cửa và ghi lại số đo.
Một số lưu ý khi đo kích thước cửa sổ:
- Bạn nên đo kích thước cửa sổ ở nhiều điểm khác nhau để đảm bảo độ chính xác.
- Bạn nên cộng thêm một khoảng cách nhỏ cho phần khung cửa. Khoảng cách này sẽ giúp cửa sổ được lắp đặt chắc chắn hơn.
Trong bài viết này Koffmann đã giới thiệu đến bạn những điều cần biết về kích thước cửa sổ, các loại cửa sổ phổ biến và kích thước tiêu chuẩn của chúng. Hi vọng bài viết này có ích với bạn, giúp bạn có thêm thông tin khi lựa chọn cửa sổ nhé.